Tạo thương hiệu trên Google My Business dễ dàng

Google my business

Một trong những yếu tố chính cản trở sự phát triển của doanh nghiệp trực tuyến là sự thiếu nhận thức về thương hiệu hoặc sự tồn tại của công ty bạn. Hãy tưởng tượng việc xây dựng một doanh nghiệp từ đầu chỉ để thất bại vì tầm nhìn kém và mức độ phổ biến thấp. Trong môi trường ngày nay, các doanh nghiệp thuộc mọi ngành dọc đều yêu cầu danh tiếng và khả năng hiển thị trực tuyến để hoạt động tốt hơn đối thủ cạnh tranh và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Google Doanh nghiệp của tôi là một trong những cách tốt nhất để nâng cao nhận thức về thương hiệu và thu hút lưu lượng truy cập đến cửa hàng truyền thống của bạn. 97% mọi người tìm thấy doanh nghiệp địa phương của họ bằng cách sử dụng tìm kiếm google! Thiết lập danh tính công ty của bạn với Google Doanh nghiệp của tôi là một trong những cách sinh lợi hàng đầu để thu hút lưu lượng truy cập đến cửa hàng của bạn. Tạo hồ sơ trong Google Doanh nghiệp của tôi tương đối đơn giản. Bạn có thể tạo hồ sơ trong vòng ba phút bằng cách tải lên thông tin quan trọng như tên doanh nghiệp, địa chỉ, email, số liên lạc, giờ mở cửa, ngày làm việc, ảnh, v.v. Tuy nhiên, bạn nên tận dụng dịch vụ của một nhà tiếp thị kỹ thuật số chuyên nghiệp trong việc tạo và quản lý hồ sơ doanh nghiệp của bạn. Sự khác biệt chính giữa việc tự tạo hồ sơ so với việc sử dụng các dịch vụ tiếp thị kỹ thuật số nằm ở kết quả. Nếu bạn đang tìm kiếm tỷ lệ chuyển đổi nghiêm túc, với sự nhấn mạnh vào mức độ tương tác và ROI mang lại lợi nhuận, hãy chọn một đại lý tiếp thị kỹ thuật số hàng đầu, người có thể tạo, kiểm soát, quản lý và đưa ra các kết quả cần thiết thông qua các chiến lược được áp dụng. Từ việc liên kết trang web của bạn đến quản lý các bài đánh giá, trợ giúp chuyên nghiệp có thể giúp bạn đạt được mục tiêu kỹ thuật số của mình. Có một thực tế là hồ sơ doanh nghiệp được cập nhật có thể có lượt xem gấp 5 lần so với hồ sơ thông thường.

Vào những thời điểm hỗn loạn và khó khăn về kinh tế, việc kết nối với khách hàng có thể cải thiện danh tiếng của doanh nghiệp bạn. Cập nhật số liên lạc hoặc địa chỉ chính xác sẽ giúp khách hàng tìm hiểu thêm về tình trạng sẵn sàng của bạn. Trong hai năm qua, số lượt tìm kiếm “gần tôi” trên Google đã tăng lên tới 900%, điều này cho thấy bản năng của khách hàng là phụ thuộc vào thông tin được cung cấp trong Hồ sơ doanh nghiệp! Một trong những cách tốt nhất để tận dụng các công cụ của Google và đưa doanh nghiệp của bạn lên bản đồ là tạo Hồ sơ doanh nghiệp, được tối ưu hóa hợp lý để khách hàng xem và nâng cao chuyển đổi.

Google My Business là gì?

Google My Business (Google Doanh nghiệp của tôi) là một công cụ của Google cho phép các doanh nghiệp, tổ chức quản lý sự hiện diện của họ trên các công cụ tìm kiếm (bao gồm cả Google Tìm Kiếm và Google Maps).

Google My Business phục vụ cho việc liên kết các cơ sở kinh doanh, công ty, cửa hàng, quán ăn, khách sạn…với thông tin trực quan và đầy đủ hơn cho người dùng bao gồm hiển thị: địa điểm, vị trí trên bản đồ, giờ hoạt động, thông tin liên hệ, đánh giá từ khách hàng, đặt bàn… 

Nếu doanh nghiệp của bạn đang hoạt động tại một khu vực, vị trí cụ thể, Google My Business có thể giúp khách hàng tiềm năng ở gần khu vực đó dễ dàng tìm thấy sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp khi họ có hành vi tìm kiếm tên doanh nghiệp/ lĩnh vực/ sản phẩm/ dịch vụ trên Google Tìm Kiếm hoặc Google Maps.

Lợi ích của Google My Business dành cho các doanh nghiệp?

2.1 Quản lý thông tin doanh nghiệp dễ dàng

Tìm hiểu lợi ích của Google My Business là gì, đây chính là lợi ích tuyệt vời đầu tiên: Giúp quản lý thông tin của chính doanh nghiệp hiện diện trên Google và Maps khi họ tìm kiếm tên doanh nghiệp hoặc sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Khách hàng có thể nhìn thấy các thông tin như:

  • Tên Công ty/ Cửa hàng/ Nhà hàng/ Khách sạn/ Quán ăn…
  • Địa chỉ chi tiết
  • Số điện thoại liên hệ
  • Website
  • Thời gian hoạt động/ Thời gian mở cửa
  • Lĩnh vực hoạt động/ Sản phẩm / Dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp
  • Hình ảnh liên quan
  • Đánh giá của khách hàng
  • Các tiện ích khác như: Xem Menu/ Đặt bàn/ Đặt phòng/ Đồ mang đi…

Khi đăng ký Google Business, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu cung cấp các thông tin trên. Bên cạnh đó, việc quản lý, chỉnh sửa, phục hồi các thông tin của doanh nghiệp trên Google Maps cũng được hỗ trợ vô cùng thuận tiện, dễ dàng. 

Việc cung cấp đầy đủ các thông tin tổng quan của doanh nghiệp khi đăng ký Google My Business cũng góp phần hạn chế tối đa các trường hợp lừa đảo, giả mạo thông tin doanh nghiệp.

2.2 Tăng hiệu quả tương tác với khách hàng

Các doanh nghiệp trên Google Maps có thể dễ dàng tương tác với khách hàng bằng cách đọc và phản hồi các nhận xét, đánh giá của khách hàng, cũng như đăng các hình ảnh liên quan về sản phẩm/dịch vụ của mình. 

Theo một báo cáo thống kê của Google cho thấy, các doanh nghiệp có phản hồi lại đánh giá của khách hàng và cung cấp hình ảnh về sản phẩm/dịch vụ lượng nhấp vào  yêu cầu xem đường đi trên Google Maps nhiều hơn 42% và số lượt nhấp dẫn đến trang web nhiều hơn 35%.

Ngoài ra, Google My Business còn hỗ trợ doanh nghiệp xem báo cáo chi tiết về cách thức mà khách hàng đã kết nối, liên lạc với doanh nghiệp của bạn: Xem số cuộc gọi, số lần nhấp vào trang web, số lần yêu cầu chỉ đường, lượt đặt chỗ,…

2.3 Gây dựng độ tin cậy của doanh nghiệp đối với khách hàng

Khi một doanh nghiệp đăng ký và xác minh Google My Business thành công, đồng nghĩa với việc các thông tin về doanh nghiệp hiển thị trên Google Maps đã được Google xác minh tính chính xác và chân thực, từ đó giúp tăng uy tín, độ tin cậy, sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Và hiển nhiên, khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn những địa điểm có đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp trên bản đồ hơn là các địa điểm khác.

Bên cạnh đó, điểm đánh giá, review của khách hàng trên Google My Business cũng sẽ phản ảnh về chất lượng, độ uy tín của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp hãy khuyến khích các khách hàng trung thành của mình để lại những nhận xét tích cực trên Google My Business.

Điều này không chỉ có lợi trong việc nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng, mà còn giúp Google đánh giá thứ hạng của doanh nghiệp tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm Google Search và Google Maps.

2.4 Thu hút và tiếp cận khách hàng nhanh hơn

Google My Business là gì, nó giúp tăng sự hiện diện của doanh nghiệp, thu hút và tiếp cận khách hàng nhanh hơn.

Trong thực tế, khách hàng thường có thói quen nhấp vào các địa chỉ, thông tin được hiển thị ở các vị trí đầu trên các công cụ tìm kiếm và bản đồ. 

Và khi doanh nghiệp tạo một địa chỉ cố định trên Google Maps thông qua Google My Business, nó sẽ thu hút khách hàng bằng một Hồ sơ doanh nghiệp hấp dẫn, bao gồm hiển thị các thông tin mà người dùng quan tâm như: thông tin liên hệ, hình ảnh, đánh giá của khách hàng, loại hình kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ cung cấp…

Kết hợp một số phương án tối ưu SEO local (SEO Google Maps) sẽ giúp Google đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp ở vị trí cao khi khách hàng có hành vi tìm kiếm. Từ đó, doanh nghiệp tại địa phương sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với tập khách hàng mục tiêu, tăng lượng truy cập vào website cũng như tăng doanh số vượt trội.

Trên đây là một số lợi ích tuyệt vời dành cho các doanh nghiệp sử dụng Google My Business. Có thể nói, trong thời đại công nghệ số hiện nay, GMB là một trong những công cụ không thể thiếu hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng hiệu quả.

8 yếu tố quan trọng để tối ưu Google My Business cho doanh nghiệp 

1. Tối ưu thông tin cho Google My Business

Chắc chắn rằng các thông tin bạn cung cấp được chuẩn xác vì những trường thông tin này sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng tìm kiếm của doanh nghiệp.

Theo như Google công bố, khi doanh nghiệp có đầy đủ và chính xác thông tin sẽ được ưu tiên hiển thị trên kết quả tìm kiếm gần với địa điểm người tìm kiếm. Doanh nghiệp phải đảm bảo những thông tin sau phải khớp với tất cả các tài khoản liên kết:

  • Thông tin liên hệ (địa chỉ, số điện thoại…)
  • Danh mục
  • Loại hình
  • Thuộc tính…

Google xác định thứ hạng tìm kiếm thông qua 3 yếu tố:

Mức độ liên quan: mức độ liên quan của danh sách từ khóa quảng cáo của bạn với tệp khách hàng.
Khoảng cách: khoảng cách giữa người dùng tìm kiếm và địa chỉ doanh nghiệp.
Mức độ phủ sóng: mức độ nổi tiếng của doanh nghiệp trong một lĩnh vực (xác định qua nhiều yếu tố).

Sử dụng từ khóa phù hợp để cải thiện mức độ liên quan. Nếu bạn chưa biết bắt tay từ đâu? Hãy bắt đầu với Google Trends.

Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh quần áo vintage thử tìm “quần áo vintage” ở xung quanh cửa hàng của bạn. Các từ khóa liên quan sẽ là những chủ đề, từ ngữ mà bạn cần quan tâm.

2. Đăng tải các bài viết mô tả, thông tin ưu đãi

Khi có bất kỳ thay đổi nào về địa chỉ, số điện thoại, website… doanh nghiệp phải chỉnh sửa trên mục profile. Liên tục cập nhật các bài viết còn là phương tiện hữu ích trong chiến lược quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp có thể tạo ra các event, chương trình khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm,… qua Google My Business. Từ đó kích thích sự tò mò của khách hàng tìm đến cửa hàng hoặc đặt hàng trực tuyến.

Gợi ý cách tăng nhiều tương tác cho bài viết: đính kèm thêm hình ảnh, videos, hoặc GIFs.

 

3. Tạo thêm những tính năng trên trang theo loại hình doanh nghiệp

Tùy thuộc loại hình doanh nghiệp mà các tính năng đi kèm được thể hiện đầy đủ trong Google Business. Một doanh nghiệp có quyền chọn 10 danh mục liên quan không trùng nhau. Sau đó được phép đưa bất kì điểm nổi bật lên profile như free Wi-Fi, cho người sử dụng xe lăn,…

Các tính năng này giúp người dùng nhanh chóng tiếp cận, hiểu rõ những gì doanh nghiệp đang cung cấp. Sau đây là một vài tính năng riêng dành cho từng danh mục:

  • Khách sạn, nhà hàng: xếp loại sao, các tiện nghi, thực đơn, món ăn nổi bật,…
  • Các cửa hàng nhỏ: danh mục sản phẩm
  • Cơ sở cung cấp dịch vụ: danh sách các loại dịch vụ, nút đặt chỗ,..

Cách thêm và chỉnh sửa thuộc tính

  1. Nhấp vào Info trên thanh menu.
  2. Tìm mục Add Attributes và chọn Edit. Chọn thuộc tính có sẵn hoặc tìm kiếm để nhanh hơn.
  3. Sau cùng là chọn Apply.
 

4. Đánh giá từ người dùng rất quan trọng

Khách hàng có xu hướng tin những lời nhận xét người đã mua hơn cả bảng mô tả sản phẩm. Và thứ hạng của website tăng hay giảm cũng sẽ ảnh hưởng bởi phản hồi từ phía khách hàng. Có một sự thật là không phải khách hàng nào cũng sẵn lòng để lại bình luận cho dịch vụ, sản phẩm họ thích. Vì vậy, doanh nghiệp cần tận dụng thời điểm vàng để yêu cầu phản hồi từ khách hàng sau khi họ đã thực sự hài lòng về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng hóa đơn điện tử có kèm chức năng đánh giá sản phẩm/dịch vụ được cung cấp bởi công cụ marketing kit từ Google.

Bằng Shortlink khách hàng dễ dàng tìm kiếm doanh nghiệp và thuận tiện để lại phản hồi. URL có dạng g.page/[shortname] sẽ hiển thị trong profile của doanh nghiệp sau khi thực hiện các bước sau:
1. Từ trang tổng quan, nhấp vào ô Info sau đó chọn Add short name.
2. Nhập tên viết tắt không qua 32 kí tự. Không được trùng với tên của trang khác.
3. Chọn Apply để hoàn tất.

 

5. Tạo độ tin cậy bằng các phản hồi

Dù nhận những thông tin tích cực hay phàn nàn, hãy thể hiện sự tôn trọng với khách hàng qua việc trả lời đánh giá của họ. Việc tiếp nhận thông tin và xử lý tình huống cũng là cách xây dựng nên hình ảnh thương hiệu. Theo kết quả khảo sát của Google và Ipsos Connect, độ tin cậy của doanh nghiệp sẽ tăng 1,7 lần nếu thường xuyên phản hồi đánh giá người dùng.

Hướng xử lý cho doanh nghiệp khi nhận phải những phản hồi tiêu cực là không được phớt lờ họ. Thay vào đó hãy lắng nghe và tìm hướng xử lý. Phải thật chân thành và đảm bảo doanh nghiệp sẽ thực hiện đúng giải pháp đã trao đổi với khách hàng. Nếu vấn đề nhạy cảm bạn có thể trao đổi riêng với khách hàng.
Hãy cố gắng phản hồi khách hàng sớm nhất có thể, điều này thể hiện doanh nghiệp của bạn luôn năng động, tin cậy và hạn chế việc thông tin bị sai lệch.

 

6. Hình ảnh và video phải thật bắt mắt

Cũng giống như các mạng xã hội khác như Facebook, LinkedIn hay Twitter. Để tăng niềm tin vào thương hiệu không thể thiếu sáng tạo hình ảnh riêng cho chính doanh nghiệp. Các hình ảnh sản phẩm, địa điểm, không gian bên trong, thiết bị,… cần phải đẹp mắt, chuyên nghiệp và độ phân giải cao. Theo đó khách hàng sẽ dễ hình dung và đặt niềm tin nhiều hơn khi doanh nghiệp không có bất kỳ hình ảnh. Từ công bố Google, doanh nghiệp sẽ tăng 42% tỷ lệ lượt click vào nút “chỉ đường” và 35% tỷ lệ lượt click vào nút “website”. 

Hãy thuê một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vì Airbnb listings tăng 40% doanh thu, 24% lượt đặt phòng và 26% giá phòng qua đêm khi đầu tư cho hình ảnh.

Sau đây là các bước đăng tải hình ảnh lên Google Business

  1. Đăng nhập vào tài khoản Google My Business.
  2. Truy cập chính xác vào vị trí.
  3. Nhấp vào Photos trong danh mục.
  4. Chọn thể loại hình ảnh.
  5. Tải ảnh từ máy tính hoặc ảnh bạn đã tải lên.
 

7. Khai thác insight khách hàng 

Một lợi thế khi sử dụng Google My Business là doanh nghiệp có thể truy cập tính năng insights trên thanh công cụ. Tính năng này hiệu quả và thú vị hơn cả trên Google Analytics vì doanh nghiệp có thể kiếm tra lượt tìm kiếm, cuộc gọi, chỉ đường, lượt click vào hình ảnh,… từ người dùng của mình. Từ đó có thể tìm ra được những từ khóa, hình ảnh, hành động nào mà khách hàng thường tương tác với doanh nghiệp.

Tính năng insights Google My Business cũng có thể kết hợp với Google Ads. Với tài khoản Google My Business, bạn có thể sử dụng tính năng local extensions khi chạy quảng cáo, với khả năng tạo ra mẫu quảng cáo về địa chỉ doanh nghiệp mà người dùng có thể click vào. Tận dụng tính năng này để tăng lượt tương tác người dùng và tối ưu hóa CPC.

8. Hootsuite – đơn giản hóa quản lí Google My Business

Nền tảng Hootsuite giúp doanh nghiệp quản lý các bản tin, giải đáp các phản hồi, theo dõi những bình luận từ khách hàng. Ưu điểm khi sử dụng Hootsuite là tiết kiệm thời gian còn giúp doanh nghiệp làm rõ các vấn đề cụ thể mà khách hàng quan tâm.

Bạn đang muốn tận dụng các dịch vụ Google My Business cho một công ty tiếp thị kỹ thuật số hàng đầu? Digitask là một trong những cơ quan tiếp thị kỹ thuật số tốt nhất cung cấp các dịch vụ đẳng cấp. Từ việc liệt kê doanh nghiệp của bạn trên Google đến tối ưu hóa trang web của bạn, bạn có thể chọn và đặt hàng dịch vụ từ đây.